Đệ nhất cao thủ làng võ Việt Nam - Lão Võ sư Trần Tiến

Võ sư Trần Tiến (1911 – 2011) là một vị tông sư võ thuật Việt Nam. Nếu để xếp thứ tự các võ sư hàng đầu của Việt Nam ở thế kỷ 20 thì võ sư Trần Tiến xứng đáng được xếp ở vị trí đầu tiên. Võ sư Phan Dương Bình là một cao đồ của môn phái Vovinam và Vịnh Xuân Quyền cũng đã công nhận Trần Tiến xứng đáng với vị trí “đệ nhất cao thủ làng võ”.

Sinh thời võ sư Trần Tiến mang họ Hoàng. Ông nội là Hoàng Hảo và cha là Hoàng Tân đã từng tham gia vào khởi nghĩa Yên Thế. Tuy nhiên, sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp cả gia đình ông đã đổi họ và lui về Đồ Sơn (Hải Phòng) để ở ẩn. Võ sư Trần Tiến cũng được làm lại giấy khai sinh khác lấy ngày sinh là 4/2/1913.

Được sinh ra trong gia đình có truyền thống về võ thuật nên ông đã học võ từ khi lên 10. Khi tới năm 15 tuổi, ông theo võ sư Lý Giang Nam học võ (người Phúc Kiến, Trung Quốc lánh nạn tại Hải Phòng). Nhận thấy đồ đệ có thiên chất về võ thuật nên võ sư Lý Giang Nam đã truyền hết kỹ thuật Thiếu Lâm Nội Gia cho ông. Chỉ sau 5 năm theo học, Trần Tiến đã thành thạo toàn bộ những gì mà sư phụ dạy. Ngoài võ thuật, ông còn học được cả y thuật và võ đức của thầy.

Khi sư phụ trở về Trung Quốc thì ông cũng tiếp tục theo học thêm các môn võ khác. Ông học Nhu thuật, Judo, quyền Anh. Qua quá trình khổ luyện, ông đã trở thành một cao thủ võ lâm.

Người sáng lập ra Thiếu Lâm Nội Gia Quyền

Sau khi về nước, năm 1945 ông đã tham gia  cách mạng. Khi vào quân ngũ ông đã tham gia huấn luyện võ thuật cho lực lượng bộ đội tinh nhuệ; sau này chính là bộ đội đặc công. Năm 1978, ông rời quân ngũ. Thế nhưng ông vẫn tiếp tục dạy võ cho một số sĩ quan Campuchia.

Sau đó, sẵn có vốn liếng võ thuât trong người, ông đã sáng lập ra võ phái Thiếu Lâm Nội Gia Quyền. Võ phái của ông thu hút ngàn hàng môn sinh theo học. Trong đó có nhiều môn sinh người nước ngoài nghe danh và tìm tới xin học. Trong suốt cuộc đời mình ông đã đào tạo ra nhiều HLV; võ sư tài năng cho làng võ Việt Nam.

Với nhiều đóng góp cho nền võ thuật, võ sư Trần Tiến đã được trao tặng HCV danh dự. Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban TDTT trao tặng Huy chương vì sự nghiệp thể thao. Ngày 21/2/2011 võ sư đã qua đời tại Bệnh Viện Chợ Rẫy TP. HCM; hưởng thọ 101 tuổi. Dù sự ra đi này là mất mát lớn nhưng tên tuổi của ông vẫn còn mãi. Cố đại võ sư của Thiếu Lâm Nội Gia Quyền chính là cây đại thụ cho thế hệ trẻ noi theo.

1. Khái niệm Nội gia quyền

Nội gia quyền được tìm thấy lần đầu trong “Vương chinh nam mộ chí minh”. Đây là một cách nói so sánh tương đối với ngoại gia quyền.

Ngoại gia quyền bắt nguồn từ phương pháp sử dụng ngạnh binh khí trên chiến trường. Còn Nội gia quyền có nguồn gốc bắt nguồn từ phương pháp sử dụng nhẫn (dẻo) binh khí trên chiến trường, chủ yếu là thương thuật.

2. Nguồn gốc nội gia quyền

Ở cuối thế ký 19, khi Lý Tồn Nghĩa và Lưu Vỹ Tường thành lập hai võ phái là Thái cực quyền, Bát quái chưởng sau đó xưng danh là môn phái Nội gia quyền. Sau đó bắt đầu có sự nhầm lẫn với môn Nội gia quyền xưa kia của Trương Tam Phong và đa số mọi người đều nghĩ là Nội gia bao gồm ba môn Hình ý quyền Thái cực quyền và Bát quái chưởng.

Một số thuyết lại giải thích Nội gia quyền là môn quyền không luyện ngạnh công và ngoại công mà chỉ luyện nội khí và phép đạo dẫn, nghĩa là chỉ luyện nội công phu, ám chỉ các môn võ của trường phái Đạo gia.

Một thuyết khác đưa ra giải thích rằng Nội gia quyền là một  môn phái võ xuất phát từ bên trong nước Trung hoa do người Trung Hoa sáng tạo ra như Võ đang phái do Trương Tam Phong sáng lập ra, còn Ngoại gia quyền là môn võ được truyền từ bên ngoài Trung Hoa truyền vào.

Nói tóm lại cần phải tránh nhầm lẫn giữa danh từ Nội gia quyền dùng để chỉ một môn võ thuật của Trương Tam Phong và danh từ Nội gia quyền có nghĩa một võ phái mới sau này thành lập thời cận đại ở Trung Quốc được tích hợp ba môn Thái cực quyền, Hình ý quyền và Bát quái chưởng.

3. Đặc trưng của nội gia quyền

Nội gia quyền chính là Võ Đang quyền do võ sư nổi tiếng thời xưa Trương Tam Phong sáng tạo về sau được người đời gọi khác đi. Nội gia quyền hay Thiếu Lâm quyền đều là những môn võ có đầy đủ cương nhu tương tế.

Tuy nhiên, phong cách của Võ Đang quyền đã có sự thay đổi và không còn nét nghiêm nghị và động tác phối hợp chặt chẽ của Phật gia nữa. Điều này sẽ quan sát được khi xem các tư thế chiêu thức bên ngoài.

Nội Gia Quyền hay Võ Đang quyền nếu quan sát kỹ sẽ thấy có nét linh hoạt và nhanh hơn Thái cực quyền. Tốc độ bài quyền thay đổi luân phiên khi nhanh khi chậm, khi cương khi nhu, tiết điệu khi khoan thai khi dồn dập. Các thế quyền được thể hiện vẫn còn rất hoạt bát như Thiếu Lâm quyền, bộ môn võ thuật di chuyển phong phú, đa dạng.

4. Nội dung của Nội Gia Quyền

Nội gia quyền được phát triển, nội dung bao gồm các loại quyền thuật sau:
- Võ Đang quyền nguồn gốc nguyên thủy của Võ Đang, sau này đổi tên gọi là Nội gia quyền dùng để chỉ tất cả các loại quyền pháp của Võ Đang cả sau thời kỳ Trương Tam Phong.
- Võ Đang Hình ý quyền, không phải với Hình ý quyền hay Lục Hợp Quyền của Thiếu Lâm.
- Tượng hình quyền, còn được gọi với tên là Hình Ý Linh Thú quyền.
- Võ Đang Bát quái chưởng.
- Thái cực quyền thuộc Trần gia của làng Trần Gia Câu về sau được các môn đồ của phái Võ Đang tích hợp lại và cải biến thêm. Môn quyền này không phải do Trương Tam Phong sáng tác ra.
- Thái cực Khí công, hay còn được gọi là Thái cực Thần công do Trương Tam Phong sáng tạo ra.

5. Hiện tại có mấy phong cách nội gia quyền

Hiện tại Nội gia quyền do Trương Tam Phong sáng tạo ra cơ bản có thể chia thành hai phong cách lớn:

A - Do Trương Tam Phong, Trương Tùng Khê, Vương Chinh Nam, Cam Phượng Trì, tứ minh Nội gia quyền, là những đại diện cho Võ đang Nội gia quyền, thiên trọng đan đạo, dưỡng sinh, giảng khí. Người tập môn võ này đa số là Đạo sỹ, không yêu cầu quá cao về võ đạo.

Dưới thời Minh Thanh, môn phái này có nhiều lớp danh sư, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự hưng thịnh; nhưng đến thời Dân quốc thì sức ảnh hưởng của nó đã giảm đi, ngược lại còn bị ảnh hưởng của  phong cách Nội gia quyền khác.

B - Dựa trên Thái cực quyền, Hình ý quyền, Bát quái chưởng ba môn Nội gia quyền làm đại diện cho loại Nội gia quyền chú trọng đại thương thuật, thực chiến, giảng kình.

Đa số những đối tượng luyện là các nhà võ thuật, thường xuyên  giao lưu rộng rãi quảng phiếm, phát triển nhanh chóng.

Họ có yêu cầu về võ đạo, đa số là con nhà võ, có tinh thần luyện quyền.

Dưới thời Thanh mạt Dân sơ, phái này các danh sư nối tiếp nhau, được ví như những ngôi sao sáng lạn, họ giao lưu quảng rãi, góp phần phát triển các môn võ thuật khác, tạo ra một thời kỳ phát triển hoàng kim của võ thuật Trung hoa.

6. Sự kết hợp của Nội gia quyền và dưỡng sinh

Vĩnh Xuân Nội gia Quyền là một môn võ thuật xuất phát từ Thiếu Lâm, do đó cũng được thừa hưởng tính Phật sâu sắc trong bản chất các quyền thuật của mình.

Việc tiến hành luyện tập Vĩnh Xuân Nội gia đem lại cho người tập khả năng tự vệ hữu hiệu, lại giúp nâng cao sức khỏe, chiến thắng bệnh tật ốm đau.

Trên thực tế, rất ít người hoàn hảo thực sự về sức khỏe một cách toàn diện. Đa số mọi người đều có khiếm khuyết nhất định nào đó theo một tình trạng nào đó về khả năng vận động, về bệnh tật (tiềm ẩn hoặc có sẵn)…

Mọi khiếm khuyết này thường sẽ được bộc lộ qua thời gian, hay qua tập luyện. Ngoài việc dùng thuốc, con người có thể dựa vào các hình thức tập luyện dần bù đắp và kiểm soát lại những khiếm khuyết này. Nội gia quyền là một trong những phương pháp đó.

Hầu hết các đồ đệ của môn võ Nội gia Quyền qua tập luyện nghiêm túc, nói riêng về sức khỏe thì tất cả mọi người đều có những cải thiện rõ rệt. Đối với người khỏe sẵn thì khỏe thêm lên, yếu thì dần dần khỏe mạnh,để có thể đáp ứng được những yêu cầu của việc tập luyện.

Những người có bệnh thì cũng có những chuyển biến rất tích cực. Thậm chí một số bệnh được đẩy lùi. Hệ vận động của những người luyện môn công phu này được củng cố và hoàn thiện. Khả năng làm việc về mọi mặt đều được nâng cao.